Biên Giới Trung Quốc Việt Nam

Biên Giới Trung Quốc Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Biên giới Việt Nam-Campuchia trước khi Pháp xâm lược Đông Dương

Bản đồ Bonne 26 mảnh tỷ lệ 1/100000, là tập bản đồ được chính quyền Đông Dương của Pháp xuất bản trong khoảng những năm gần năm 1954 nhất (khoảng 1951-1955). Tập bản đồ này được quốc vương Norodom Sihanouk gửi lên Liên hiệp Quốc[27] để lưu trữ năm 1964[28]. Trong những năm 1963-1969, tập bản đồ được quốc tế công nhận rộng rãi. Các hiệp định phân định biên giới giữa 2 nước cũng từng lấy chúng làm cơ sở để xây dựng các hiệp định.

Một số đoạn biên giới sử dụng tập bản đồ Bonne không thể phân định rõ ràng, nên trong Hiệp ước Hoạch định biên giới năm 1985, hai nước Việt Nam và Campuchia thống nhất sử dụng thêm tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000[29] (tỷ lệ lớn hơn bản đồ Bonne) để hỗ trợ cho bản đồ Bonne trong hoạch định biên giới. Tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 do quân đội Hoa Kỳ xuất bản những năm 1969-1971, (chỉ 02 trong số 40 mảnh) do quân đội Việt Nam Cộng hòa xuất bản muộn nhất là vào tháng 4 năm 1975. Danh mục tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 được ghi trong hiệp ước:

Lương cao, nhiều cơ hội việc làm, là lý do khiến thời gian gần đây nhiều người Việt ở các tỉnh biên giới sang Trung Quốc tìm việc.

Lao động Việt sang biên giới Trung Quốc tìm việc

Một ngày giữa tháng 12/2017 tại cửa khẩu Đông Hưng, thành phố Trung Quốc giáp biên giới Móng Cái, Việt Nam, đoàn người xếp hàng dài chờ làm thủ tục nhập cảnh, theo Công nhân Nhật báo.

Đa số là công nhân Việt Nam sang Trung Quốc làm thuê. Họ làm bốc vác trong các công ty vận tải, công nhân dây chuyền nhà máy, hoặc nhân viên bán hàng tại các tiệm bán đặc sản, giúp các doanh nghiệp khu vực biên giới Trung Quốc giải quyết tình trạng thiếu lao động.

Tại bến cảng biên giới Đông Hưng, mười mấy công nhân Việt Nam đang bốc dỡ tinh bột sắn từ thuyền lên xe ôtô. Bột trắng bám đầy đầu tóc, dính chặt vào quần áo họ.

Nhờ chính sách miễn thuế của chính quyền hai thành phố Đông Hưng - Móng Cái, giao thương giữa khu vực biên giới hai nước đang phát triển nhanh. Hải quan Trung Quốc cho hay quy trình làm thủ tục thông quan đã được cải thiện, khiến hàng hóa nhập khẩu chỉ mất hai giờ. Trên con sông Ka Long ngăn cách biên giới hai nước, tàu thuyền chở hải sản, tinh bột sắn, vải vóc không ngừng qua lại.

"Tôi có hai thuyền, mỗi ngày chuyển khoảng 100 tấn hàng hóa", ông Hứa, người Đông Hưng cho biết. Ông bắt đầu kinh doanh tàu hàng vận chuyển từ năm 2014 sau khi nhìn thấy cơ hội phát triển kinh tế ở biên giới Việt - Trung.

"Tôi rất thích thuê công nhân Việt Nam. Họ chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ", ông bày tỏ.

Nguyễn Tú Cương, 25 tuổi, vóc người nhỏ bé, là một trong số nhiều công nhân Việt Nam làm thuê cho ông Hứa.  Ngày nào Cương cũng dậy từ 5h, đến khu vực thông quan. Mỗi ngày Cương có thể kiếm được khoảng 200 tệ (31 USD) nếu bốc dỡ đủ 10 tấn hàng.

"Nếu ở Việt Nam, mỗi ngày công tôi chỉ được trả 30 tệ  (4,6 USD). Làm việc cho người Trung Quốc dù vất vả hơn nhưng thu nhập gấp 8 - 9 lần. Vì thế tôi muốn sang đây làm việc", Cương tâm sự.

Hai công nhân Việt tại cảng biên mậu Đông Hưng. Ảnh: Zjol.

Trần Tác Phú, trưởng ban quản lý tàu xe thuộc Sở thương mại Đông Hưng  cho hay 80% công nhân bốc dỡ hàng ở cảng là người Việt Nam. Từ 8h sáng tới 17h chiều, mỗi tấn hàng bốc dỡ, họ được trả 15 - 20 tệ (2,3 - 3,1 USD). Công suất tiếp nhận tàu hàng ở cảng là 6.000 chuyến một ngày.

"Mời bác vào xem ngọc", " Đặc sản Việt Nam chính hiệu, mời vào xem?" Những tiếng mời chào như thế vang lên khắp Chợ bán buôn quốc tế Vạn Chủng ở biên giới Móng Cái - Đông Hưng. Người cất tiếng rao đa số là các cô gái Việt trẻ đẹp, ăn mặc tân thời, trang điểm bắt mắt, nói tiếng Trung Quốc bằng chất giọng đặc Việt Nam.

Ngày nào cũng thế, từ 7h sáng, Nguyễn Thị Hoa, quê ở Móng Cái, lại đi xe máy tới cửa khẩu, sang bên kia biên giới làm việc. Hai năm trước, Hoa làm nghề bán quần áo ở Móng Cái, mỗi tháng thu nhập gần 2.000 tệ (310 USD). Nghe nói lương ở Trung Quốc cao hơn, Hoa bỏ ra 300 tệ (46 USD) thuê giáo viên người Việt dạy tiếng Hán một tháng rồi sang Trung Quốc làm việc.

"Buổi trưa tôi mua cơm bụi. Tính cả tiền xăng xe, các khoản chi tiêu bên này cũng bằng Việt Nam", Hoa nói. Cô đang làm nhân viên bán đặc sản Việt Nam tại Đông Hưng, mỗi tháng thu nhập nhiều hơn 500 đồng (78 USD) so với ở Việt Nam. "Tôi thích đến Trung Quốc làm việc vì cơ hội nhiều, cũng học biết thêm được nhiều thứ".

"Tại Móng Cái, cứ 10 người đi làm thuê thì yêu cầu 8 người phải biết tiếng Trung", Hoa cho biết. Cùng với sự phát triển của các hoạt động giao thương giữa hai nước, ngày càng nhiều người Việt học tiếng Trung Quốc với hy vọng tìm được việc làm lương cao hơn.

Lao động Việt tại bến cảng Đông Hưng. Ảnh: Zjol.

Giải quyết tình trạng thiếu lao động ở Trung Quốc

Công ty Di Thành ở Đông Hưng chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản và thủy sản. Năm 2015, Di Thành là công ty đầu tiên ở Phòng Thành Cảng được cấp phép thuê lao động ngoại quốc, trở thành một trong 10 công ty đầu tiên ở Đông Hưng là doanh nghiệp trọng điểm sử dụng lao động Việt Nam.

"Dây chuyền chế biến hải sản của chúng tôi đa phần là công nhân Việt Nam. Lương trung bình ở Việt Nam là 1.200 tệ (186 USD), chỗ chúng tôi trả thấp nhất 1.800 tệ (280 USD). Lương bình quân ở đây là 2.400 tệ (373 USD), công nhân giỏi mỗi tháng thu nhập 4.000 tệ (620 USD) là chuyện bình thường", Trương Đông Mai, cán bộ phòng nhân sự của Di Thành cho hay.

Do đặc thù công việc, công nhân trong xưởng chế biến phải tiếp xúc thời gian dài với nước khi xử lý tôm. Vì thế, doanh nghiệp Trung Quốc này rất khó thuê lao động bản địa.

"Công việc này rất vất vả, người bản địa không chịu làm, thích đi Quảng Đông tìm việc hơn. Khi được phép thuê lao động Việt Nam, chúng tôi đã cải thiện được tình trạng thiếu công nhân", bà Mai nói.

Nhờ nói tiếng Trung lưu loát, Lưu Thị Nhỏ đã được thăng cấp làm quản lý với mức lương cao hơn. Ảnh: Zjol.

Lưu Thị Nhỏ, 26 tuổi, chỉ trong ba tháng, đã từ một lao động phổ thông trong xưởng sấy được thăng chức làm phiên dịch kiêm quản lý xưởng. Mỗi ngày, Nhỏ làm việc 9 tiếng, thu nhập tăng từ 1.800 tệ (280 USD) tăng lên 3.000 tệ (466 USD) một tháng.

"Tôi hy vọng được mở mang tầm mắt, học biết thêm nhiều điều mới, chứ tiền bạc không quan trọng", Nhỏ nói. Cô cho hay vào mùa cao điểm, rất nhiều lao động Việt Nam sử dụng giấy thông hành có thời hạn ba ngày tới đây làm thử. Hết hạn, nếu hai bên đều hài lòng, công ty Trung Quốc sẽ đưa lao động Việt Nam đi khám sức khỏe, cấp giấy phép lao động và cư trú. Ngoài ra, lao động Việt còn được mua bảo hiểm lao động và y tế.

Hợp tác xuất khẩu lao động giữa Móng Cái - Đông Hưng đã biến khu vực biên giới thành nơi thu hút nhiều doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp được phép thuê lao động ngoại quốc ở Đông Hưng là 23 công ty, chiếm gần 80% lượng doanh nghiệp Trung Quốc được phép thuê lao động ngoại quốc, với số lao động được cấp phép lên tới hơn 6.700 người.

Trên biển, Việt Nam không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?

Trong 11 quốc gia Đông Nam Á, Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển. Lãnh thổ của Lào tiếp giáp các nước Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan.

Lào và Việt Nam đang hợp tác trong việc đưa hàng hóa từ Lào đến các cảng biển như Vũng Áng, Tiên Sa, Cửa Lò… Nhờ vậy, hàng hóa của nước bạn có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế bằng đường biển.