Nhằm góp phần cụ thể hóa cam kết trên, thực hiện thành công Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương phối hợp với EuroCham Việt Nam tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2022 trong chuỗi chương trình của Hội nghị cấp cao và Triển lãm kinh tế xanh năm 2022 (GEFE 2022) vào hôm nay (28/11).
Nhằm góp phần cụ thể hóa cam kết trên, thực hiện thành công Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương phối hợp với EuroCham Việt Nam tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2022 trong chuỗi chương trình của Hội nghị cấp cao và Triển lãm kinh tế xanh năm 2022 (GEFE 2022) vào hôm nay (28/11).
Phát triển xanh, bền vững là xu hướng
Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu 2023 do Bộ Công Thương phối hợp với các dự án do Chính phủ Thuỵ Sỹ hỗ trợ tổ chức; cùng hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, vấn đề phát triển xanh, xuất khẩu xanh, bền vững không còn là chủ đề mới. Hiện nay, các cơ quan Chính phủ, tổ chức công và khối tư nhân trên thế giới đã đặt sự quan tâm lớn tới vấn đề liên quan tới chủ đề thương mại xanh. Tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng trên toàn cầu như một giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững.
Phát triển xanh, bền vững được định hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021- 2030 của Việt Nam; Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 01/10/2021 tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027.
"Xu hướng phát triển này đã và đang hình thành “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh và thông tin, nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu như chính sách tăng trưởng xanh châu Âu, thỏa thuận xanh châu Âu kèm theo các cơ chế chương trình như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM); Chiến lược từ Trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork); Kế hoạch Hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030...
Chính vì vậy, theo Thứ trưởng, để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các nước xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng, trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, nhằm góp phần triển khai, cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu trên, từ năm 2022, Bộ Công Thương lấy chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” cho Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu thường niên.
Theo đó, từ kết quả Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu xanh năm 2022, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm thải carbon, nghiên cứu ban hành chính sách, cơ chế hỗ trợ triển khai các giải pháp áp dụng công nghệ sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, sản xuất sạch hơn, kinh tế tuần hoàn.
Vừa qua, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 980/QĐ-TTG ngày 22/8/2023 ban hành danh mục đối tượng ưu tiên đầu tư các sản phẩm công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường và Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, giảm mạnh nhiệt điện than.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương thường xuyên triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại như: Tổ chức chuỗi hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng theo chủ đề giữa Bộ Công Thương, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và hệ thống các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhằm trao đổi thông tin, cập nhật các thông tin mới nhất về quy định của quốc tế, chính sách pháp luật quốc gia nhập khẩu, đặc biệt các quy định về giảm phát thải khí nhà kính, các chính sách, tiêu chuẩn sản phẩm xanh để giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, năng lực trong quá trình phát triển và sản xuất kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu và yêu cầu của các nhà mua hàng quốc tế.
Phát huy kết quả các kỳ Diễn đàn trước, Bộ Công Thương phối hợp với các dự án do chính phủ Thụy Sĩ hỗ trợ, tổ chức Diễn đàn năm 2023, tiếp tục tập trung chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” nhằm mục đích bàn về các giải pháp thực hành phát triển xanh, xuất khẩu xanh, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, các quy định của của các nước nhập khẩu như: Thỏa thuận xanh châu Âu, cơ chế điều chỉnh carbon... Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương mong nhận được các khuyến nghị của quý vị đại biểu về xây dựng chính sách để thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu xanh, các giải pháp cho hiệp hội và doanh nghiệp xúc tiến chuyển đổi xanh trong sản xuất và xuất khẩu, giải pháp về xúc tiến xuất khẩu xanh...
"Các ý kiến đóng góp của quý vị đại biểu là vô cùng quý giá để chúng tôi có được những đánh giá phân tích và xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại một cách hiệu quả, định hướng cho hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong triển khai hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với bối cảnh mới" - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.
Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2022 thúc đẩy phát triển xanh, xuất khẩu xanh
Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2022 nằm trong chuỗi chương trình Hội nghị cấp cao và Triển lãm kinh tế xanh năm 2022 diễn ra vào ngày 28/11/2022 tai TP.HCM.
Nhằm thực hiện thành công Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công thương phối hợp với EuroCham Việt Nam tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2022 vào ngày 28/11 tại Trung tâm Hội nghị Sala, số 10 Mai Chí Thọ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam 2022 nằm trong chuỗi chương trình của Hội nghị cấp cao và Triển lãm kinh tế xanh năm 2022 (GEFE 2022).
Với chủ đề: "Xúc tiến xuất khẩu xanh”, Diễn đàn gồm có các phiên thảo luận, chia sẻ của các tổ chức, chuyên gia, học giả uy tín quốc tế về thực tiễn triển khai xúc tiến xuất khẩu xanh trên thế giới; khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp Việt Nam; định hình các vấn đề, xác định các giải pháp và các chính sách của Việt Nam về tăng trưởng bền vững, động lực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu xanh cho doanh nghiệp…
Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu là hoạt động thường niên do Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nhằm tạo kênh trao đổi giữa cơ quan quản lý nhà nước với các chủ thể tham gia xúc tiến xuất khẩu, các chuyên gia trong nước, quốc tế và đại diện các tổ chức thương mại quốc tế.
Đây đồng thời là kênh đối thoại chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu; nhận định các cơ hội, triển vọng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
Xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (từ ngày 1-15/11) đạt 28,4 tỷ USD, giảm 6,3% (tương ứng giảm 1,91 tỷ USD) so với kết quả thực hiện nửa cuối tháng 10/2022.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 11/2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11/2022 đạt gần 644,7 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng 74,63 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 326,68 tỷ USD, tăng 14,8%, tương ứng tăng 42,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu đạt 318,02 tỷ USD, tăng 11,4% (tương ứng tăng 32,44 tỷ USD) so với cùng kỳ 2021.
Lũy kế đến 15/11/2022, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 8,66 tỷ USD.