Môi Giới Nhà Đất Quận Gò Vấp

Môi Giới Nhà Đất Quận Gò Vấp

Bán nhà HXH Lê Đức Thọ, ngang 5m, 4pn, thu nhập 20tr, Phường 17, Gò Vấp, 6,1 tỷ + Nhà hẻm xe hơi 3 tầng, đẹp có 4 phòng ngủ, sát mặt tiền Lê Đức Thọ, đang cho thuê 20 triệu 1 tháng. + Khu vực trung tâm quận Gò Vấp, đi ...

Bán nhà HXH Lê Đức Thọ, ngang 5m, 4pn, thu nhập 20tr, Phường 17, Gò Vấp, 6,1 tỷ + Nhà hẻm xe hơi 3 tầng, đẹp có 4 phòng ngủ, sát mặt tiền Lê Đức Thọ, đang cho thuê 20 triệu 1 tháng. + Khu vực trung tâm quận Gò Vấp, đi ...

Quy trình khám bệnh tại BV Gò Vấp

Bệnh viện Gò Vấp tiếp nhận những đối tượng có bảo hiểm y tế (BHYT) và không có BHYT với quy trình khám như sau:

Quy trình khám bệnh bệnh nhân có thẻ BHYT:

Quy trình khám dịch vụ, không thẻ BHYT:

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) TPHCM về thành lập, chia tách, sát nhập khu phố Quận Gò Vấp

Phó Trưởng phòng Nội vụ quận Lê Văn Chính đã công bố Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 của HĐND TPHCM về thành lập, chia tách, sáp nhập khu phố trên địa bàn quận Gò Vấp.

Theo đó, sau khi thực hiện sắp xếp, toàn quận Gò Vấp từ 186 khu phố và 1.443 tổ dân phố sẽ thành 306 khu phố mới. Tại Phường 14, trước khi thực hiện theo Nghị quyết 11, địa phương có 12 khu phố với 102 tổ dân phố; có 106 nhân sự hoạt động không chuyên trách ở các khu phố và 198 nhân sự hoạt động không chuyên trách ở các tổ dân phố. Sau khi sắp xếp, Phường 14 sẽ có 24 khu phố mới.

Quận Gò Vấp có bao nhiêu phường?

Quận Gò Vấp được chia thành 16 phường gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. Trong đó, phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.

Theo Nghị định số 143/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, quận Gò Vấp được chia thành 16 phường trực thuộc như sau:

Thời gian hoạt động BV Quận Gò Vấp

Thời gian hoạt động chính xác của Bệnh viện Gò Vấp được cập nhật mới nhất hiện nay bao gồm:

Những thành tựu Quận Gò Vấp đã đạt được

Phó Chủ UBND quận Gò Vấp Nguyễn Ngọc Anh cho biết thời gian qua, kinh tế quận phát triển theo đúng định hướng; văn hóa – xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được đảm bảo; đời sống Nhân dân trên địa bàn ngày càng phát triển. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường. Nhân dân đặt niềm tin cao vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền quận; mối quan hệ ngày càng chặt chẽ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, đồng chí Nguyễn Ngọc Anh cũng thừa nhận, quận Gò Vấp cũng đối mặt nhiều khó khăn thách thức, cụ thể như: kinh tế chưa cụ thể từng cấp, từng ngành nên rất khó cho cấp quận triển khai thực hiện; công tác phối hợp giữa các cấp các ngành trong quy hoạch phát triển kinh tế chưa thống nhất, chưa rõ nét; thẩm quyền quyết định thực hiện các Chương trình, đề án phát triển kinh tế cấp quận chưa cao, chưa chủ động; công tác quản lý chợ truyền thống chưa phù hợp đặc thù phát triển đô thị; nguồn lực dành cho các chương trình phát triển kinh tế còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, bảo dưỡng tài sản còn hạn chế. Hạ tầng đô thị chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của quận, hệ thống các tuyến đường trục liên phường, liên quận được đầu tư ở các giai đoạn trước còn mang đặc thù giao thông ngoại thành…

Định hướng phát triển Quận Gò Vấp thời kỳ mới

quận Gò Vấp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng hoạt động công vụ; hiện đại hóa nền hành chính; xây dựng chính quyền số; nâng cao năng lực cạnh tranh; cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư, kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trên các lĩnh vực; thực hiện quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, đặc thù của quận Gò Vấp…

Phát biểu tại tọa đàm, Trung tướng Nguyễn Văn Nam ghi nhận và đánh giá cao tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Gò Vấp; đặc biệt là việc tổ chức tọa đàm này có ý nghĩa rất quan trọng; tranh thủ ý kiến của các cấp, các ngành, các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện quy hoạch tổng thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, phù hợp với quy hoạch chung TP.

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trực thuộc UBND Quận Gò Vấp

Theo http://www.govap.hochiminhcity.gov.vn/ – Cổng thông tin điện tử Quận Gò Vấp, các phòng ban trực thuộc Quận Gò Vấp có chức năng và nhiệm vụ như sau:

Phòng Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua – khen thưởng.

Phòng Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

Phòng Tài chính – Kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính, tài sản; kế hoạch đầu tư và tổng hợp.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; vệ sinh môi trường; rác thải.

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

Phòng Văn hoá và Thông tin có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; báo chí; xuất bản.

Phòng Giáo dục và Đào tạo có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

Phòng Y tế có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình.

Thanh tra quận có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân quận; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Ủy ban nhân dân có chức năng tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp Quận về công tác dân tộc; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành; cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân.

Phòng Kinh tế có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; đăng ký kinh doanh, thống nhất quản lý kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

Phòng Quản lý đô thị có chức năng tham m­ưu, giúp Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện chức năng quản lý nhà n­ước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; công viên, cây xanh; chiếu sáng; bến, bãi đỗ xe đô thị); phòng chống thiên tai (lũ, lụt bão,…)