Nền Triết Học Tây Âu Thời Trung Cổ Là

Nền Triết Học Tây Âu Thời Trung Cổ Là

Thế kỷ III - IV, trong đời sống phần lớn các dân tộc Tây Âu diễn ra những biến đổi sâu sắc.

Thế kỷ III - IV, trong đời sống phần lớn các dân tộc Tây Âu diễn ra những biến đổi sâu sắc.

Biện giải về những hiện tượng bên ngoài

Lý thuyết về impetus, sự tiếp cận định luật về ì tính, sự quay của trái đất, sự tồn tại của những thế giới khác chỉ là vài thí dụ về các bước tiến của khoa học trung cổ. Dù chúng có tầm quan trọng thế nào, phải công nhận là chúng không thành công trong việc đề ra một thế giới quan khác Arisote, cũng như không đặt được cơ sở cho một nền vật lý mới, như Galilée sẽ làm được sau này. Điều này có thể hiểu được phần nào, khi ta biết rằng đối với những người trung cổ điều quan trọng không phải là áp dụng lý thuyết của họ vào tự nhiên mà là hình dung ra được những gì khả dĩ có thể coi như thật. Đối mặt với đấng tối cao vô hạn, họ dè dặt trước mọi xác tín khoa học. Như vậy, thay một giải thích vật lý của Aristote bằng một giải thích khác cũng như thật không kém không có nghĩa là đã đạt tới một hiểu biết thật sự về thế giới vật lý. Điều được tìm kiếm là sự gắn kết chặt chẽ về logic chứ không phải là thực tế vật lý.

Ngược lại, sự truy tầm tính thực đó trở thành tâm điểm của nghiên cứu khoa học kể từ thế kỷ XVII. Không còn ai bằng lòng với việc nêu ra các giả thuyết, từ giờ phải nói tới thực tế. Trong khi những người trung cổ không chọn lựa giữa những lời giải thích đều có thể cắt nghĩa những hiện tượng bên ngoài, vì Thượng đế có thể đã tạo ra một thế giới phức tạp hơn nhiều so với những hiện tượng có thể xảy ra, những người “hiện đại” lại cố công tìm ra lời giải thích “thực”. Như thế, việc nghiên cứu trở thành hệ thống hơn, chính xác hơn và cũng tích luỹ hơn. Lòng tự hào sục sôi trong những nhà khoa học mới này là một trong những động lực của thành công mà họ đạt được.

Nguồn: “La science médiévale”, Histoire et philosophie des sciences, sous la direction de T. Lepeltier, Paris, 2013, Sciences Humaines Éditions, p. 35-38.

[1] Chẳng hạn, J. Heers, Le Moyen Âge, une imposture (Trung cổ, một sự bịp bợm), Perrin, 1999.

[2] R.L. Numbers (ed.), Galileo Goes to Jail and Other Myths about Science and Religion (Galileo đi tù và vài huyền thoại khác về khoa học và tôn giáo), Harvard University Press, 2010.

[3] J. Freely, The Birth of Modern Science in Medieval Europe (Trước Galileo, sự ra đời của Khoa học hiện đại tại châu Âu Trung cổ), Overlook Duckworth, 2012.

[4] J. Hannam, God’s Phlosophers. How Do Medieval World Laid the the Foundations of Modern Science (Những triết gia về Thượng đế. Trung cổ đặt nền tảng cho Khoa học hiện đại như thế nào?), Icon Books, 2010.

[5] E. Grant, La Physique au Moyen-Âge, VIè– XVIè siècle (Vật lý thời Trung cổ, Thế kỷ VI-XVI), PUF 1995 [xuất bản lần đầu: 1971]

[6] Jean Buridan, 1292-1363, người Pháp, giảng dạy triết học tại đại học Paris, là người được coi như khởi xướng ra chủ nghĩa hoài nghi đối với tôn giáo (ND).

[7] Nicole Oresme, 1320-1382, giám mục Lisieux, là một nhà bách khoa (toán học, thiên văn, vật lý học, kinh tế, âm nhạc…) của thế kỷ XIV (ND).

[8] Albert de Saxe, 1316-1390, triết gia Đức, giám mục địa hạt Halberstadt từ 1366 đến khi từ trần, là học trò của Jean Buridan (ND).