Nhạc Điều Lệnh Quân Đội

Nhạc Điều Lệnh Quân Đội

Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol - Ảnh: AP

Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol - Ảnh: AP

Cảnh sát Hàn Quốc lập đội điều tra tổng thống

Cảnh sát và cơ quan công tố của Hàn Quốc đã thành lập các đội điều tra riêng biệt để xử lý những cáo buộc liên quan đến việc Tổng thống Yoon tuyên bố thiết quân luật vừa qua.

Cơ quan Cảnh sát Hàn Quốc cho biết lực lượng này đã thành lập một nhóm điều tra được chỉ định gồm khoảng 120 nhân viên để xem xét 4 đơn khiếu nại, cáo buộc tổng thống Hàn Quốc và nhiều quan chức khác về tội phản quốc, nổi loạn và lạm dụng quyền lực liên quan đến hành động tuyên bố và dỡ bỏ thiết quân luật trong 6 tiếng của ông Yoon.

Cơ quan công tố Hàn Quốc cũng thông báo thành lập đơn vị điều tra đặc biệt, do Chánh Văn phòng Công tố viên cấp cao Seoul Park Se Hyun đứng đầu, để giải quyết các khiếu nại tương tự.

Tổng thống Yoon kỳ vọng quân đội sẽ là "át chủ bài" để thực thi thiết quân luật, nhưng những hỗn loạn bên trong đã khiến kế hoạch của ông đổ bể.

Sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật đêm 3/12, trung tướng Kwak Jong-geun, lãnh đạo Bộ chỉ huy Đặc nhiệm Lục quân Hàn Quốc, nhận lệnh điều binh sĩ dưới quyền tới đưa các nghị sĩ khỏi tòa nhà quốc hội.

Hong Jang-won, phó giám đốc thường trực Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Hàn Quốc, cho hay Tổng thống Yoon khi đó đã gọi điện cho ông, ra lệnh "Bắt hết bọn họ. Dọn sạch mọi thứ".

Danh sách những người cần bắt được Bộ chỉ huy Phản gián Quốc phòng cung cấp, gồm lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập Lee Jae-myung, Chủ tịch Quốc hội Woo Won-shik, thậm chí có cả Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền của Tổng thống Yoon. Loạt chính trị gia cấp cao, nhà báo, nhà hoạt động cũng nằm trong danh sách mà NIS cần "bắt giữ và thẩm vấn".

Tổng thống Yoon dường như kỳ vọng sự phối hợp giữa lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ với NIS và cơ quan phản gián quốc phòng sẽ giúp ông nhanh chóng kiểm soát được nhà quốc hội, ngăn họ tổ chức phiên họp bãi bỏ lệnh thiết quân luật. Các biện pháp được thực thi trong thời kỳ thiết quân luật, như cấm hoạt động chính trị, cấm tụ tập và tăng cường kiểm soát truyền thông có thể giúp Tổng thống Yoon củng cố quyền lực trước phe đối lập.

Nhưng mọi thứ dường như không diễn ra theo kế hoạch của ông Yoon ngay từ đầu. Tướng đặc nhiệm Kwak cho rằng lệnh bắt các nghị sĩ là bất hợp pháp, do đó ông đã chủ động "không thực hiện mệnh lệnh" một cách tích cực.

Tại thực địa, những chiếc trực thăng đầu tiên chở đặc nhiệm đã không thể tiếp cận tòa nhà quốc hội Hàn Quốc vì không được vào vùng cấm bay gần đó, do thiếu sự phối hợp giữa chỉ huy thiết quân luật với lực lượng phòng không.

Toán đặc nhiệm chỉ tới nơi 40 phút sau khi ông Yoon ban bố thiết quân luật, lúc này nhiều nghị sĩ đã vào được bên trong tòa nhà quốc hội. "Sự hỗn loạn và thiếu phối hợp nghiêm trọng giữa lực lượng quân đội và cảnh sát đã giúp bảo vệ nền dân chủ của chúng ta", cựu nghị sĩ đối lập Kim Jong-dae nói.

Khi tìm cách vào tòa nhà quốc hội, các binh sĩ Hàn Quốc đã bị trợ lý nghị sĩ và nhân viên cản lại, nhằm ngăn họ tiến vào phòng họp, nơi các nghị sĩ chuẩn bị bỏ phiếu thông qua nghị quyết chặn thiết quân luật.

Các binh sĩ đặc nhiệm dường như đã không hành động một cách quyết liệt và tránh đụng độ với các trợ lý nghị sĩ, cũng như không tìm mọi cách xông vào phòng họp. Sau khi nghị quyết được thông qua, họ nhanh chóng rút khỏi tòa nhà.

Tòa nhà quốc hội Hàn Quốc bị phong tỏa

Trực thăng bay tới tòa nhà quốc hội Hàn Quốc tại Seoul ngày 3/12. Video: X/Geiger Capital

Nhiều người đang tìm hiểu lý do quân đội Hàn Quốc không thể hoặc không muốn thực hiện lệnh của Tổng thống Yoon. Theo các chính trị gia hàng đầu và chỉ huy quân sự cấp cao, chiến dịch thi hành thiết quân luật là hoạt động quy mô hẹp và được tổ chức kém ngay từ đầu.

Các quan chức cấp cao Hàn Quốc cho biết cựu bộ trưởng quốc phòng Kim Yong-hyun chịu trách nhiệm trong quyết định điều động quân.

Đại tướng Park An-su, tư lệnh lục quân Hàn Quốc chịu trách nhiệm ban hành sắc lệnh thiết quân luật, nói rằng ông "chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật sau khi xem ông Yoon phát biểu trên truyền hình" và không biết đầy đủ nội dung liên quan.

Ngoài cựu bộ trưởng Kim Yong-hyun, đại tướng Park An-su và trung tướng Kwak Jong-geun, dường như không ai trong bộ chỉ huy quân đội Hàn Quốc hoặc lãnh đạo chính trị cấp cao có thời gian để chuẩn bị thực thi hiệu quả thiết quân luật trên cả nước.

Giới quan sát nhận định kế hoạch được đột ngột đưa ra dường như là nguyên nhân khiến lực lượng chuyên trách chậm thực thi thiết quân luật, khiến toàn bộ quá trình đổ bể.

Các quan chức ngoại giao, cựu chỉ huy quân đội và chuyên gia Hàn Quốc nhận định trong 6 tiếng thiết quân luật có nhiều giai đoạn lực lượng trên thực địa "giảm tốc độ thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh".

Binh sĩ Hàn Quốc tại khuôn viên tòa nhà quốc hội ngày 3/12. Ảnh: AFP

Chun In-bum, cựu trung tướng quân đội Hàn Quốc, nhận định lệnh thiết quân luật "vô nghĩa và giới chỉ huy quân đội hầu như không chuẩn bị thi hành". "Ông Yoon phán đoán sai về tình hình", ông Chun nói. "Binh sĩ nghe lệnh, nhưng thực thi không mấy tích cực".

Cựu đại tá hải quân Park Bum-jin cho biết giới chỉ huy quân đội lo ngại về hậu quả khi tuân theo mệnh lệnh mà sau này được chứng minh là bất hợp pháp. Những người tiến hành cuộc đảo chính năm 1979, trong đó có cựu đại tướng Chun Doo-hwan, đã bị truy tố. "Nếu tôi là chỉ huy quân đội, tôi cũng sẽ không tích cực thi hành mệnh lệnh tại hiện trường", ông Park cho biết.

"Quân đội Hàn Quốc dường như thực hiện lệnh thiết quân luật một cách nửa vời", Andrew Gilholm, chuyên gia tại công ty tư vấn rủi ro địa chính trị Control Risks có trụ sở tại Anh, đánh giá. "Các binh sĩ đụng độ với nhân viên, trợ lý nghị sĩ khi họ vào bên trong tòa nhà, song không nổ súng, bắt lãnh đạo phe đối lập hay ngăn cản cuộc bỏ phiếu".

Trung tướng Kwak Jong-geun ngày 6/12 cho biết ông yêu cầu không cấp đạn thật cho các binh sĩ được điều tới tòa nhà quốc hội. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin các binh sĩ trên thực địa được yêu cầu không dùng vũ lực gây sát thương.

Ngoài tòa nhà quốc hội, binh sĩ Hàn Quốc còn tới trụ sở Ủy ban Bầu cử Quốc gia và ít nhất một cơ quan truyền thông đối lập. Kim Yong-bin, Tổng thư ký Ủy ban Bầu cử Quốc gia Hàn Quốc, cho biết các binh sĩ tịch thu điện thoại của 5 viên chức và chặn đường vào tòa nhà.

Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc vẫn đưa tin suốt đêm mà không bị gián đoạn, trong khi các nghị sĩ đối lập không bị bắt. Điều này trái ngược với sắc lệnh thiết quân luật, theo đó cấm mọi hoạt động chính trị và yêu cầu kiểm soát mọi đơn vị truyền thông.

Nhân viên tại quốc hội Hàn Quốc xịt bình cứu hỏa vào binh sĩ bên trong tòa nhà ngày 3/12. Ảnh: Reuters

Một cựu cố vấn quân đội Mỹ tại Hàn Quốc nhận định chiến dịch thi hành thiết quân luật của Tổng thống Yoon và các sĩ quan quân đội cấp cao có quy mô khá hẹp. "Nếu ông Yoon muốn phong tỏa toàn bộ đất nước, chúng ta sẽ chứng kiến chiến dịch quy mô lớn hơn nhiều", người này nói.

Lee Jae-myung, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập tại Hàn Quốc, ngày 6/12 nhận định Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể sẽ tìm cách áp đặt lệnh thiết quân luật một lần nữa để ngăn quốc hội mở phiên luận tội ông.

Lo sợ kịch bản này, đảng Dân chủ đã yêu cầu toàn bộ 170 nghị sĩ ăn ngủ tại tòa nhà chính của quốc hội, chờ đến khi cuộc bỏ phiếu được tổ chức vào chiều 7/12.

"Mọi người nghĩ rằng quân đội và cảnh sát sẽ ngần ngại thực thi lệnh thiết quân luật thứ hai, song ông Yoon có thể sẽ lợi dụng những lỗ hổng pháp lý để thử lại lần nữa", ông Lee nói, không đề cập cụ thể đó là những lỗ hổng nào.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Seon Ho phát biểu trong cuộc họp báo ở Seoul, ngày 6-12 - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin Yonhap, ba người gồm Trung tướng Lee Jin Woo, lãnh đạo Bộ tư lệnh Phòng thủ thủ đô; Trung tướng Kwak Jong Keun, lãnh đạo Bộ tư lệnh Đặc nhiệm lục quân; và Trung tướng Yeo In Hyung, lãnh đạo Phản gián, đã bị đình chỉ công tác và điều chuyển sang đơn vị khác.

Video quân đội tràn vào tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật - Nguồn video: AFP

Quyết định đình chỉ được đưa ra trong bối cảnh dư luận chỉ trích vai trò của quân đội trong việc triển khai lệnh thiết quân luật, cùng những lo ngại từ phe đối lập về khả năng tái diễn kịch bản này.

Tổng thống Yoon Suk Yeol đã bất ngờ ban bố tình trạng thiết quân luật vào tối 3-12, nhưng sau đó phải rút lại chỉ vài giờ sau khi Quốc hội, do phe đối lập kiểm soát, bỏ phiếu bác bỏ.

Trong thời gian gần 6 tiếng lệnh thiết quân luật được áp dụng, quân đội đã thành lập Bộ tư lệnh Thiết quân luật, do Đại tướng Park An Su đứng đầu.

Bộ tư lệnh này ban hành sắc lệnh cấm mọi hoạt động chính trị, đồng thời triển khai lực lượng đặc nhiệm tới trụ sở Quốc hội.

Trong buổi họp báo cùng ngày, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Kim Seon Ho đã công khai xin lỗi vì gây ra sự lo ngại trong công chúng.

Ông cam kết hợp tác đầy đủ với các cuộc điều tra do cơ quan công tố và cảnh sát tiến hành.

Theo Bộ Quốc phòng, ngoài ba chỉ huy đã bị đình chỉ công tác, các công tố viên quân sự Hàn Quốc đang đề nghị cấm xuất cảnh đối với 10 sĩ quan quân đội có liên quan đến việc ban bố lệnh thiết quân luật.

Dự kiến hàng chục nghìn người dân Hàn Quốc sẽ tham gia biểu tình vào ngày 7-12 nhằm phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Theo cảnh sát Seoul, các nhà tổ chức ước tính số người tham gia có thể lên tới 200.000 người.

"Cuộc tuần hành quy mô lớn với sự tham gia của hàng chục nghìn người sẽ diễn ra tại trung tâm thành phố và khu vực Yeouido ngày 7-12. Một số tuyến đường sẽ bị hạn chế giao thông", thông báo từ Cảnh sát thủ đô Seoul cho biết.

Phe đối lập đã đệ trình một bản kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon và dự kiến bỏ phiếu vào cuối ngày 7-12.

Trong ngày 6-12, lãnh đạo đảng cầm quyền Hàn Quốc đã kêu gọi đình chỉ ngay lập tức Tổng thống Yoon Suk Yeol.