Mẫu số dư cuối kỳ của các dự án ( TIẾNG ANH ) là số dư của các dự án trong tài khoản của công ty vào cuối năm tài chính mới. Đó là mục đầu tiên trong các tài khoản, hoặc khi một công ty khi kết thúc năm. Trong một công ty điều hành, số dư cuối kỳ vào cuối một tháng hoặc năm trở thành số dư đầu cho sự khởi đầu của tháng tới hoặc năm kế ton, các số dư đầu có thể được trên tín dụng hoặc thẻ ghi nợ bên của sổ cái.
Mẫu số dư cuối kỳ của các dự án ( TIẾNG ANH ) là số dư của các dự án trong tài khoản của công ty vào cuối năm tài chính mới. Đó là mục đầu tiên trong các tài khoản, hoặc khi một công ty khi kết thúc năm. Trong một công ty điều hành, số dư cuối kỳ vào cuối một tháng hoặc năm trở thành số dư đầu cho sự khởi đầu của tháng tới hoặc năm kế ton, các số dư đầu có thể được trên tín dụng hoặc thẻ ghi nợ bên của sổ cái.
Truyền Thuyết Thanh Khâu Hồ là bộ phim kể về 6 câu chuyện của 6 nhân vật khác nhau trong gia tộc Hồ ly khi họ phiêu lưu ở chốn loài người.
Phần phim mà Trương Nhược Quân tham gia kể về Hồ nữ Hoa Nguyệt (Trần Dao) tình cờ gặp gỡ và kết bạn cùng A Tú (Kiều Hân). Trong khi sống tại nhà của A Tú, Hoa Nguyệt phát hiện nàng ta cũng đang che giấu một người là Lưu Tử Cố (Trương Nhược Quân) - một học giả vô dụng, bất tài đã từng tự vẫn một lần vì nghe tin A Tú phải đi lấy người khác.
Nghe tin A Tú đã mất mạng, sợ Tử Cố sẽ tự vẫn thêm lần nữa nên Hoa Nguyệt biến thân thành A Tú. Tuy nhiên, A Tú vẫn còn sống và quay trở về với Lưu Tử Cố, nhưng lúc này Hoa Nguyệt cũng đã phải lòng Tử Cố. Về sau, vì cứu A Tú mà Hoa Nguyệt đã phải hy sinh nhiều năm tuổi thọ của mình, nàng tác thành cho họ rồi trở về nơi ở của tộc hồ ly.
Bộ phim Khánh Dư Niên xoay quanh nhân vật Phạm Nhàn (Trương Nhược Quân) là con trai của Khánh Đế (Trần Đạo Minh) thời Đông Tấn. Khánh Đế bị Tướng quốc công độc ác lên kế hoạch cướp ngôi và bị giết chết. Trong quá trình bị truy sát, cả gia tộc Khánh Đế bị giết hết, chỉ riêng Phạm Nhàn được Phạm Kiến (Cao Thự Quang) cứu thoát và nhận nuôi. Khi trưởng thành, Phạm Nhàn quyết tâm đi tìm sự thật về thân thế của mình, anh phát hiện ra rằng đương kim hoàng thượng chính là kẻ đã giết chết cha mẹ mình.
Xem thêm: Top những tựa phim cổ trang Trung Quốc ngày xưa vang danh một thời, sống mãi trong lòng khán giả
Pháp Sư Vô Tâm là bộ phim xoay quanh một nhân vật trẻ mãi không già, trường sinh bất tử tên Vô Tâm (Hàn Đông Quân). Anh không biết mình là ai, không nhà không cửa không người thân, đi lang thang khắp nơi và có khả năng nói chuyện được với hồn ma. Anh và cô gái Nguyệt Nha (Kim Thần) cùng nhau tiêu diệt các linh hồn tà ác.
Trong phim, câu chuyện tình yêu giữa Trương Hiển Tông (Trương Nhược Quân) và Nhạc Khởi La (Trần Giao) cũng rất nổi bật. Hiển Tông yêu Khởi La ngay từ cái nhìn đầu tiên và hai người họ đã có những tháng ngày hạnh phúc bên nhau.
Xem thêm: Top 15 bộ phim ngôn tình Trung Quốc ngọt sủng khiến fan 'xỉu up xỉu down' mỗi khi xem lại
Thuyết Tiến Hóa Tình Yêu là bộ phim xoay quanh câu chuyện tình yêu đầy ngọt ngào của Lộc Phi (Trương Nhược Quân) và Ngải Nhược Mạn (Trương Thiên Ái). Hai người là bạn thân lâu năm và đều chưa từng có mảnh tình vắt vai. Lộc Phi là chàng trai hiền lành, ôn hòa, anh thích nấu nướng và dọn dẹp. Còn Nhược Mạn là cô gái mạnh mẽ, độc lập, tự mình gây dựng sự nghiệp. Hai người quen nhau mười lăm năm, cuối cùng lại yêu nhau và tạo nên câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, ngọt ngào.
Nam Thần Chấp Sự Đoàn là bộ phim nói về nữ sinh trung học Thiên Na (Bồ Đào). Một ngày nọ, người yêu cô mang theo chiếc vòng cổ của cô biến mất một cách bí ẩn và chỉ để lại mảnh giấy có nội dung là "Trò chơi bắt đầu". Để tìm ra chiếc vòng cổ bị mất, Thiên Na bắt đầu một hành trình dưới sự hướng dẫn của người đàn ông bí ẩn, người tự xưng là phó tế của cô - Jay (Trương Nhược Quân). Sau một hành trình dài đầy khó khăn, cô đã tìm thấy chiếc vòng cổ của mình. Cô vui mừng khi đã phá giải được mọi bí ẩn nhưng lại không biết rằng trò chơi thực sự mới bắt đầu.
Pháp Y Tần Minh là bộ phim xoay quanh việc phá án của bộ ba pháp y Tần Minh (Trương Nhược Quân), Lý Đại Bảo (Tiêu Tuấn Diễm) và cảnh sát Lâm Đào (Lý Hiện). Tần Minh là một pháp y trẻ tuổi, lạnh lùng nhưng thông minh, sắc sảo và tài ba. Anh cùng với trợ lý của mình là Lý Đại Bảo thực hiện các cuộc xét nghiệm tử thi. Bằng đầu óc nhạy bén và sự quan sát tỉ mỉ, họ đã phát hiện ra những chi tiết nhỏ, cung cấp rất nhiều manh mối có ích cho đội cảnh sát điều tra của Lâm Đào, góp phần không nhỏ cho quá trình phá án được thuận lợi hơn.
Xem thêm: 15 phim về pháp y lôi cuốn dành cho khán giả yêu thích trinh thám
Ma Tước là bộ phim nói về Trần Thâm (Lý Dịch Phong) là một gián điệp của Đảng Cộng Sản, có nhiệm vụ xâm nhập vào căn cứ của Nhật Bản với cái tên là Sparrow, múc đich lấy cắp bản kế hoạch bí mật có thể phá hủy Trung Quốc. Đường Sơn Hải (Trương Nhược Quân) - gián điệp của phe Quốc Dân Đảng được cài vào phòng an ninh công cộng, có tên là Foxglove. Đường Sơn Hải và Trần Thâm tuy không cùng một chiến tuyến, nhưng hai người đã phối hợp cứu rất nhiều người thoát khỏi bọn Nhật Bản nham hiểm.
Mười Lăm Năm Chờ Đợi Chim Di Trú là bộ phim tình cảm lãng mạn kể về mối tình kéo dài 15 năm của chàng trai Bùi Thượng Hiên (Trương Nhược Quân) và cô gái Lê Ly (Tôn Di). Cả hai hồi đi học là một đôi bạn thân, cùng giúp nhau học tập, sau này khi lớn lên giúp đỡ nhau rất nhiều trong cuộc sống. Lê Ly đã thích Thượng Hiên từ rất lâu nhưng mãi đến 15 năm sau, anh mới nhận ra tình cảm của cô, hai người đã có một đoạn tình cảm ngọt ngào. Nhưng tạo hóa thật biết trêu đùa họ, Lê Ly phát hiện ra mình mắc bệnh nan y không qua khỏi, mối nhân duyên mà mình phải chờ đợi 15 năm cũng từ đó đứt đoạn.
Xem thêm: Nuối tiếc nhìn lại loạt phim ‘để đời’ của nam thần Đặng Luân, mọi nỗ lực nay tan thành mây khói
Khoa Học Và Cảm Tính là bộ phim kể về quá trình đối đầu với nhau trong học tập giữa hai chàng trai Hoàng Kiếm (Trương Nhược Quân) và Hứa Tử Thông (Lý Hiện). Hoàng Kiếm là một người giỏi vật lý, được mệnh danh là thiên tài, còn Tử Thông là một công tử nhà giàu có học lực và tính tình tốt. Sau khi biết Viện công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ có một suất học do vị giáo sư nổi tiếng nhất giảng dạy, hai người vì tranh giành vị trí đó nên đã xảy ra những màn cạnh tranh gay gắt.
Cửu Châu Thiên Không Thành là bộ phim kỳ ảo xoay quanh mối quan hệ giữa Nhân Tộc và Vũ Tộc - hai bộ tộc ở Cửu Châu. Vũ Tộc là bộ tộc có khả năng bay lượn trên bầu trời, họ đã tạo Thiên Không Thành để sinh sống trên không trung. Nhưng vào một lần bay lên, Thiên Không Thành bỗng dưng nổ tung, người của Vũ Tộc nghi ngờ do Dịch Phục Linh (Quan Hiểu Đồng) của Nhân Tộc gây ra nên tìm cách giết cô. Người đứng đầu Vũ Tộc, Phong Thiên Dật (Trương Nhược Quân) không tin vào điều đó nên đã tìm mọi cách cứu thoát Phục Linh. Cuối cùng, hai người cùng nhau giải trừ hiểu lầm và tranh đấu giữa hai bộ tộc.
Tân Báo Tuyết là bộ phim xoay quanh Chu Văn (Trương Nhược Quân), tốt nghiệp Học viện quân sự dành cho những đứa trẻ giàu có. Sau khi giết chết một tên người Nhật có ý đồ với bạn gái mình, Chu Văn bị bắt và bị kết án tử hình, nhưng do cha anh có quyền lực nên đã cứu anh thoát khỏi cái chết và đổi tên anh thành Chu Vệ Quốc. Anh sẵn sàng từ bỏ danh tiếng, chịu đựng những khó khăn, gia nhập quân đội, cố gắng chiến đấu và thành công tạo ra nhóm binh sĩ đầu tiên là lực lượng đặc nhiệm được gọi là "Báo Tuyết" để chống lại người Nhật trong Thế chiến II.
Hàn Mặc Tử (1912-1940), người đi qua thơ Việt Nam "như một niềm kinh dị". Tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ Hàn Mặc Tử (1942), trong đó có một phần lấy từ các tập thơ chưa in khi tác giả còn sống: Xuân như ý, Thơ điên v.v...
Trong bài thơ Thương ngô trúc chi ca số XIII, Nguyễn Du từng tả cây liễu "Tối điên cuồng xứ tối phong lưu" (dịch nôm: lúc càng điên càng đẹp, khiến người ta say mê).
Chỗ xứng đáng để đặt câu mang tinh thần hiện đại ấy có lẽ là một phòng tranh nào đó của các họa sĩ lớn thế kỷ XX.
Nhưng cũng sẽ rất thích hợp nếu người ta dùng nó, cái quan niệm mỹ học phóng túng đó, để soi sáng cho một hiện tượng kỳ lạ của thi ca Việt Nam: những tập thơ Gái quê, Đau thương, Xuân như ý... của Hàn Mặc Tử.
Không kể thơ cổ điển mà ngay thơ Việt Nam hiện đại cũng có cái giọng thiên về chừng mực. Với phong trào Thơ mới, tâm hồn dân tộc đã làm một cuộc bộc bạch khá cởi mở, ở đó, cùng lúc người ta bắt gặp cái say đắm nồng nàn của Xuân Diệu, những phút giây ngà ngà ngơ ngẩn ở Lưu Trọng Lư, những phen chuếnh choáng lảo đảo cố ý ở Vũ Hoàng Chương. Nhưng bằng ấy sự say sưa đều dừng lại khá xa trước ranh giới sự điên dại. Chỉ riêng có một mình Hàn Mặc Tử - do những may mắn ngẫu nhiên mà cũng là những bất hạnh trời đầy, như mọi người đều biết, xui khiến - đã phiêu lưu vào khu vực ấy, khu vực của những kích động tình cảm lên tới cùng cực, khu vực của những mê man quyến rũ gần như mất trí. Và trước mắt chúng ta là một giọng thơ độc đáo không chia sẻ âm hưởng với ai hết.
Trung thành với một tập quán đã thành truyền thống, ở Xuân Diệu, Huy Cận cũng như ở nhiều người khác, thi sĩ bao giờ cũng hiện ra như một người tinh tế, dịu dàng, chỉ sợ mỗi cử động mạnh của mình làm kinh động cả đất trời. "Tôi với người yêu qua nhè nhẹ - Im lìm không dám nói năng chi" (Trăng - X.D) hoặc "Chân bên chân hồn bên hồn yên lặng" (Đi giữa đường thơm - H.C). Đến Hàn Mặc Tử, thì cách nói, cách tiếp nhận đời sống khác hẳn, người làm thơ không có thì giờ nghĩ về mình nên cách bộc lộ có sỗ sàng, sống sượng thậm chí bệnh hoạn cũng không quản ngại. Người quen tìm thấy ở thơ một sự ru rín vuốt ve, một lời vỗ về thông cảm hẳn không thể chịu được khi thấy ở đây thơ rặt một giọng "ái tình bắt đầu căng", "Ô hay người ngọc biến ra hơi" và cả "Khi hương thơm kề lỗ miệng - khi tình mới chạm vào nhau". Trong thơ Hàn Mặc Tử, gió heo may cũng rên xiết, thu héo nấc thành những tiếng khô, và những cây cối mảnh khảnh cũng run lên cầm cập. Đi ngược với quan niệm về sự tế nhị, trong thơ Hàn Mặc Tử, những từ ngữ có liên quan đến động tác của cái miệng luôn luôn được sử dụng, nhà thơ rất hay nói đến máu huyết.
Sau khi bảo mình "thường giơ tay níu ngàn mây - đi lại lang thang trên ngọn cây", sau khi thú nhận "
Thật ra, một người điên không bao giờ biết mình điên, không bao giờ nói to lên rằng theo sự đánh giá thông thường, thì mình bị coi là đã hóa dại rồi. Chẳng qua, Hàn Mặc Tử buộc phải "gào lên, rú lên" như vậy mới nói hết ý mình. Trên đại thể, nhà thơ Việt Nam mất từ 1940 này có thể kí tên sau những phát biểu kì lạ sau đây của một người đương thời với chúng ta và chỉ mới mất đầu 1989 - họa sĩ Tây Ban Nha vĩ đại Salvador Dali.
- Tôi chỉ khác những người điên ở chỗ tôi không điên.
- Mọi hành động sáng tạo đều là hành vi của chứng hoang tưởng tự đại. Nghệ sĩ chẳng khác gì thượng đế. Với động tác của bàn tay họ, họ sáng tạo ra các thiên thể và bản thân họ cũng trở nên một thiên thể. Hành động sáng tạo bao giờ cũng là một hành động mạo hiểm.
So với những thi sĩ đương thời, có một đóng góp của Hàn Mặc Tử mà không ai phủ nhận được là đóng góp vào việc mở rộng biên giới của thơ. Dù có xôn xao chộn rộn trong những tưởng tượng phong phú đến đâu thì những Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư... vẫn còn nặng nợ nhiều với cuộc sống trần tục. Không ai dám mê man đi trên con đường tới cái hư vô như Hàn Mặc Tử, đúng hơn không ai buộc phải làm vậy. Về phần mình, vốn nặng cảm giác tôn giáo lại được sự điên dại hỗ trợ, Hàn Mặc Tử sống với thế giới siêu hình một cách tự nhiên đến mức ông bảo "hư thực làm sao phân biệt nổi". Tiếng thơ trong Đau thương, Xuân như ý đôi khi phải gọi là "lời năn nỉ của hư vô" mà chỉ Hàn Mặc Tử mới nghe được. Nhưng đây mới là một phía, phía thứ hai của biên giới cảm xúc cũng được Hàn Mặc Tử mở rộng: nhà thơ lạ hóa ngay chính mình. Chân tay thân thể da thịt con người, những thứ tưởng ai cũng thấy, những thứ không ai để ý vì chẳng có vẻ gì nên thơ, trong con mắt Hàn Mặc Tử, bỗng trở nên thiêng liêng bí mật. Chúng luôn luôn mời mọc kích động, chúng làm nhà thơ nôn nao cả lên, bỡ ngỡ như gặp được cái gì cả đời mới thấy. Đọc đi đọc lại những "Trăng đang nằm trên cỏ - Cỏ đưa trăng đến bờ ao - Trăng lại đẫm mình xuống nước - Trăng nước đều lặng nhìn nhau - Đôi ta bắt chước thì sao?", những "ống quần xo xắn lên đầu gối, - Da thịt, trời ơi! Trắng rợn mình", những "Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm - Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe", người ta có thể bảo là sống sượng quá. Nhưng thành thực với mình một chút, phải nhận những câu thơ gợi nhục cảm đó chỉ phóng to lên những rung động mà ta vốn có, chẳng qua ta gạt ngay đi, thành ra ngỡ như chúng không tồn tại. Chính Hàn Mặc Tử cũng từng bị giam hãm trong vòng cương tỏa của thói quen, ông cũng là người bị mặc cảm đè nặng và nhiều câu thơ buột ra như là một sự dứt bỏ, tự giải phóng, nếu không làm sao cái cảm giác bẽn lẽn ngượng ngập, thèm khát sự trong trắng lại thường xuyên đi về trong thơ ông đến vậy.
Khi cho mỗi người đọc cảm thấy rằng sự e lệ ở mình cũng như ở mọi người chẳng qua là một sự e lệ rất tà tâm, quả thật Hàn Mặc Tử đã tiếp cận với nhiều cách hiểu tinh vi về con người hiện đại.
Không có gì thực hơn, gần gặn hơn mà lại hư vô hơn với mỗi kiếp người là cái chết. S. Dali từng kể là ông không ngừng nghĩ đến nó, ông coi nó là bạn đường trung thành nhất của ông, nó ở ngay trong nội tâm ông. Rồi họa sĩ nói tiếp: "Cái chết vận hành trong tôi, không ngưng nghỉ, giống như cát chảy trong đồng hồ cát". Ông hiểu rằng "có một sự hủy diệt tuần tự xảy ra trong đó" bởi vậy, với ông, cuộc sống "lại tỏ ra đẹp đẽ hơn bao giờ hết". Tưởng như những lời thú nhận đó của Dali được viết để cắt nghĩa những câu thơ viết về cái chết đầy rẫy trong thơ Hàn Mặc Tử, nhất là ở những tập ông biết rằng ngày tận thế của mình không xa nữa. Có điều lạ nữa là cái chết hiện diện ngay cả trong những câu thơ Hàn Mặc Tử viết về vẻ đẹp. ở vào ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết, vẻ đẹp trong thơ ông là một vẻ đẹp lạnh, ma quái nhưng lại hết sức quyến rũ, giống như sự bùng nổ mạnh mẽ của những gì sắp tàn lụi mà người ta biết là không sao cưỡng nổi. Ai đó đã than: "Phải vì tất cả đều đang đi đến cái chết, nên tất cả mới hiện lên rực rỡ đến thế?!"
Theo Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam 1932-1941 cho biết, ngay từ 1940, Xuân Diệu đã từ chối thẳng thừng Hàn Mặc Tử và bản thân Hoài Thanh cũng cảm thấy rằng chỉ nên nói về Hàn Mặc Tử một cách dè dặt. Sự từ chối đó, sự dè dặt đó là rất thành thực. Đặt trong hoàn cảnh thơ Việt Nam trước 1945, phải thừa nhận thơ Hàn Mặc Tử là một cái gì độc đáo vượt ra ngoài thói quen cảm nhận thông thường như tranh của những S.Dali, H. Miro, J. De Chirico... khi mới xuất hiện đã là không bình thường và ngay ở châu Âu cũng phải rất lâu mới được chấp nhận. Tuy nhiên, khoa nghiên cứu nghệ thuật hiện đại cũng đã chứng minh rằng những tìm tòi lúc đầu bị coi là phi lí, trừu tượng đó đã có mầm mống từ lâu trong tư duy của nhân loại. Ngay từ thời trung thế kỉ, có một họa sĩ Hà Lan là Jerome Bosch (khoảng 1450/ 1460-1516) đã vẽ nên những bức tranh rất gần với Dali, Miro. Nói như một nhà văn Nga, ông V. Tendriakov thì trong Bosch "vẻ dịu dàng ở cạnh phút hấp hối, nét trinh bạch ôm ấp sự trụy lạc, cảm giác hứng khởi xen lẫn cơn tởm lợm, khiến người xem tranh của Bosch vừa sảng khoái vừa ớn lạnh". Khi đã xem tranh của những Dali, Miro và lần về tới Bosch như thế, người ta không có lí do để nói rằng Hàn Mặc Tử cô đơn nữa.
Hàn Mặc Tử trong sự so sánh với
các thi sĩ đương thời - Xuân Diệu, Huy Cận,
Những năm gần đây, báo chí đã đăng tải nhiều bài phê bình - nghiên cứu có giá trị về thơ Hàn Mặc Tử. ở đây chúng tôi chỉ nói thêm về cái độc đáo của nhà thơ này.
Cần nói ngay là theo chúng tôi, phần tiêu biểu trong Hàn Mặc Tử không phải là những Tình quê, Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ; cái đó cũng là Hàn Mặc Tử, lại là thơ rất hay nữa, nhưng không phải tinh chất của tác giả, như những Bẽn lẽn, Trăng tự tử, Trăng vàng trăng ngọc, Hồn là ai, Đêm xuân cầu nguyện... nói chung là các bài trong Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí... Phần thơ tôi nói ở đây ít được tuyển chọn, không được mang cho học sinh học, không được ngâm véo von trên ti vi, trên đài, nhưng lại là những gì chỉ Hàn Mặc Tử mới viết nổi, nên cũng là phần gợi ra suy nghĩ và cần mang ra so sánh.
Theo Hoài Thanh, đương thời Xuân Diệu là thi sĩ có bộ y phục tối tân hơn cả. Tác giả Thơ thơ được coi là mới nhất trong các nhà Thơ mới và chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu.
Đấy là những nhận xét chính xác với nghĩa: nếu như có một khuôn khổ thì Xuân Diệu đã đi đến hết khuôn khổ đó. Còn nếu so sánh với Hàn Mặc Tử thì có thể nghĩ khác. Hàn Mặc Tử vượt ra ngoài cái khuôn khổ thông thường, khiến người ta ngán luôn, không muốn nói tới nữa. Hàn Mặc Tử tự nhận: "Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá. Tôi bị cám dỗ? Tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật". ở Xuân Diệu, không có cái bí mật ấy để mà phản bội. Cùng lắm Xuân Diệu mới đắm say, chứ chưa mê man đến mất trí như nhà thơ bị trọng bệnh. Cảm giác về trăng trong Xuân Diệu kể cả khi đó là cái thứ "lung linh bóng sáng bỗng rùng mình" hoặc "trăng ngà lặng lẽ như buông tuyết" vẫn là loại cảm giác thông thường. Còn trăng trong Hàn Mặc Tử thì ma quái, thoắt thế này, thoắt thế khác. Hình như cả trong thơ phương đông lẫn phương tây, chưa ở đâu trăng lại được mô tả lẫn với máu huyết và lai láng, nhày nhụa như trong các bài thơ Hàn Mặc Tử làm khi đau ốm. Lại nữa, trăng ở đây ít nhiều thường có quan hệ với nhục cảm. Trăng khêu gợi thèm muốn. Giữa trăng và đối tượng để người ta chung chạ ân ái như là có sự hóa thân, đắp đổi. Trăng đồng lõa, xúi bẩy, trăng lại hứa hẹn là sẽ che chở thậm chí sẽ ban tặng thêm khoái cảm nếu cơn chung chạ đó xảy ra.
Có một thời, mỗi khi muốn bảo Xuân Diệu là quá tây, người ta lại dẫn ra bài Vội vàng với câu kết:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Giả thử được xếp lẫn vào thơ Hàn Mặc Tử, câu thơ đó không gợi ra phản ứng gì đặc biệt. Nó còn tế nhị và lành mạnh quá, trong khi thơ Hàn Mặc Tử còn sống sượng và bệnh tật hơn nhiều.
Xuân Diệu mới cảm thấy cái lạnh buốt ở chung quanh. Hàn Mặc Tử nhập vào, trở thành chính cái lạnh đó.
Hồn thơ Xuân Diệu như một con diều bay lên thanh thoát, còn cái dây nối con diều đó với đời sống thơ mỏng manh nhưng bền chắc. Hãy nhớ lại Buồn trăng. ở trên vừa mới Huy hoàng trăng rộng nguy nga gió, ở dưới đã Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya. Với câu kết ấy, ta cảm thấy sau khi ngang dọc khắp vòm trời, con diều - ở đây là tâm tưởng nhà thơ - lại hạ cánh an toàn xuống mặt đất, điều đó chứng tỏ Xuân Diệu rất tài, và cái việc ông làm thật đáng kính trọng. Còn tâm linh của Hàn Mặc Tử thì luôn luôn như một con diều đứt dây khi quay cuồng, lồng lộn, lúc ủ rũ tìm nơi giải thoát. Xuân Diệu chưa thật bao giờ rõ là mình như khi nhân danh người kĩ nữ mà nức nở: "Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo". Xin đừng có ai chờ đợi một tiếng kêu như thế ở Hàn Mặc Tử, bởi qua thơ người thi sĩ này, thấy toát lên cái ý: miễn là còn được sống, được tồn tại, giá lạnh không có gì đáng sợ. Vả lại trong bất cứ nỗi sợ nào, trong bất cứ mất mát nào cũng có niềm sung sướng kỳ lạ, không ai có thể chia sẻ. Đứng về lịch sử thơ ca mà xét thì Hàn Mặc Tử, trong những tìm tòi của mình, đã đi khá xa so với Xuân Diệu. Trong tác giả Thơ thơ, người ta cảm thấy ảnh hưởng của Baudelaire, dấu vết của de Noailles, và cả Rimbaud lẫn Verlaine (họ đều là những tác giả lớn của văn học Pháp cuối thế kỷ XIX). Chính Xuân Diệu cũng thú nhận là có ý thức đón nhận những ảnh hưởng đó. Còn Hàn Mặc Tử - không biết có phải là ngẫu nhiên chăng - phần nào đã đến gần với A.Breton, P.Eluard, L.Aragon. R.Desnos v.v... những người cùng đứng trong một phong trào thơ ở Pháp, có tên là siêu thực, và xuất hiện khoảng trước sau đại chiến thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, đấy là một phỏng đoán mà chưa phải một kết luận khoa học. Vấn đề quá lớn. Chúng tôi không có tham vọng giải quyết ở đây. Để chứng minh Hàn Mặc Tử là độc đáo xin làm một vài sự so sánh tiếp.
Qua Lửa thiêng và qua các tập thơ in sau 1945, Huy Cận thường được coi là có hồn thơ rộng mở ra đến vũ trụ. Giới thiệu thơ Việt Nam ra nước ngoài, Chế Lan Viên bảo Huy Cận vốn "thích các thế kỷ, thích các vòm trời", còn Xuân Diệu thì từ 1940 đã cho là ở người bạn mình có cái "nghiêng tai kỳ diệu".
Nhưng xem ra, thơ Huy Cận vẫn quá lành, con người trong thơ Huy Cận vẫn ở ngoài mà chưa đạt tới sự hòa nhập với vũ trụ, chưa bao giờ cả gan lang thang đi tìm bí mật của cái vũ trụ hoang tưởng đó như trong thơ Hàn Mặc Tử.
Huy Cận thường xuyên bắt gặp ở thiên nhiên một sự thông cảm. Mặc dù là một cái gì bát ngát xa lạ, song vũ trụ trong thơ Huy Cận khô ráo, trong sáng, thanh sạch, và thật dễ dàng chấp nhận con người. Đây là mấy câu thơ tiêu biểu:
Về phần mình, Hàn Mặc Tử không có điều kiện mà cũng không tính chuyện lấy thơ mình ra đối diện với cả không gian thời gian cao rộng. Hàn Mặc Tử chỉ lạ hóa ngay cái thiên nhiên sát kề bên mình. Nhưng đó là cái thiên nhiên ma quái, bí mật, thiên nhiên ướt át nhày nhụa lại nhiều bóng tối và những khoảng trống kỳ lạ, khiến người sống trong đó không bao giờ cảm thấy yên ổn. Cảm giác về sự hài hòa rất quen thuộc trong thơ Huy Cận. Bao trùm ở Lửa thiêng là cái tự bằng lòng, cái thanh thản thoải mái khi tiếp xúc với vũ trụ. Cảm giác ấy hết sức xa lạ với Hàn Mặc Tử. Luôn luôn ở Hàn Mặc Tử chỉ là xao xuyến bồn chồn, tưởng là mất mà lại thấy, tưởng là cầm nắm được mà lại trôi đi bay biến.
Thỉnh thoảng, có nói tới Thượng đế thì Huy Cận đã biết ngay rằng Thượng đế sẽ an ủi, vỗ về tâm hồn mình.
Hàn Mặc Tử không tính chuyện kéo Thượng đế về với cuộc sống phàm trần mà chơi vơi đuổi theo Thượng đế và trong cuộc truy đuổi đó, sẵn sàng thánh hóa.
Giữa hai nhà thơ này đã có bao nhiêu duyên nợ. Hơn thế nữa, người ta bảo họ là cùng trường phái với nhau (đây là nói trong phạm vi thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng). Điều ấy có lý do của nó: Trong Điêu tàn, Chế Lan Viên cũng muốn tạo ra một thế giới phi hiện thực, như Hàn Mặc Tử đã sống nó trong Đau thương, Xuân như ý. Họ chỉ khác nhau ở con đường đi tới thế giới ấy. Trong khi Hàn Mặc Tử tìm thấy nó trong mê man mê sảng, thì Chế Lan Viên có được nó bằng cách đẩy lý trí của mình đến cùng. Nói một cách hình ảnh: một bên Hàn Mặc Tử đi vào cõi hư vô như một con chiên ngoan đạo, áo quần tơi tả mà đi, chân đất mà đi, vấp ngã lại đứng dậy bước thấp bước cao đi tiếp; còn bên kia là Chế Lan Viên khôn ngoan tỉnh táo, tránh từng vũng nước nhỏ, từng quãng dốc trơn, đi theo lớp lang rành mạch, bước bước nào chắc bước ấy, thậm chí có ngã cũng là biết trước sẽ ngã. Nếu Hàn Mặc Tử đã đi là không trở lại thì Chế Lan Viên đi có điều kiện, đi tới rồi lại trở về. Bóng đêm, cuộc sống ban đêm, là một mô típ từng thấy ở nhiều bài thơ của hai thi sĩ, nhưng với Hàn Mặc Tử, đêm trăng này tiếp đêm trăng khác cả cuộc đời là những đêm trăng tiếp nối, còn với Chế Lan Viên, sau ban đêm còn có lúc vừng ô tới, ban ngày hiện ra. Sự kinh dị ở Chế Lan Viên, do đó, chỉ là kinh dị một nửa.
Một câu hỏi rất tiêu biểu cho Chế Lan Viên trong Điêu tàn:
- Ai bảo giùm ta có có ta không?
Không bao giờ có thể có ở Hàn Mặc Tử. Lý do đơn giản là Chế Lan Viên coi việc vòng vèo trong mê lộ của tiềm thức là để vươn tới trí tuệ. Còn Hàn Mặc Tử thì dừng lại vĩnh viễn ở tiềm thức. ở Hàn Mặc Tử chỉ có những triết lý ở dạng lơ lửng ngẫu nhiên và thường vẫn giữ được cái vẻ thơ riêng của nó.
4. Sau hết, xin có một chút liên hệ giữa thơ Nguyễn Bính và thơ Hàn Mặc Tử
Sở dĩ chúng tôi không so sánh vì hai nhà thơ này khác nhau quá.
Nhưng nói thơ họ đều là thơ hay (cả hai, đến hôm nay, đều được bạn đọc săn tìm), điều đó có lôgích không?
Câu trả lời: không có gì là không bình thường ở đây cả. Thơ có hai cực, cực phổ cập và cực siêu thoát. Ví dụ trong thơ Pháp hiện đại, Jacques Prévert như ca dao đồng dao, rất phổ cập, còn Saint John Perse rất siêu thoát, nghĩa là chỉ dành cho một số độc giả chọn lọc và cả hai đều là nhà thơ lớn. S.J.Perse còn được Nobel văn chương nữa. Trường hợp Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử cũng vậy. Lúc nào chúng ta cũng có thể ngâm ngợi vài câu thơ Nguyễn Bính lên và thấy rất gần gũi. Thơ Hàn Mặc Tử tồn tại kiểu khác: chỉ thỉnh thoảng ta mới tìm đến ông. Đó là những lúc lòng ta, trí ta, cách nghĩ về thế giới ta vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường, ta thấy chung quanh quá nhàm chán và cảm thấy muốn được giải thoát. Những lúc ấy, có thể - tôi nói có thể chứ không phải tất yếu trong tất cả mọi trường hợp - thơ Hàn Mặc Tử lại là những giải đáp đích đáng nhất, ông đền bù cho ta, có cảm tưởng ông chỉ ông với ta là đủ rồi. Cái sung sướng của người đọc thơ lúc này là sung sướng đến rợn người.
Nói một cách tổng quát: Nguyễn Bính là nhà thơ rất người, rất hàng ngày. Còn Hàn Mặc Tử là nhà thơ của những lúc ta xuất thần, lúc ta thánh hóa. Những lúc ấy hiếm khi xảy ra nhưng vẫn là có.
Nếu không thể lấy thơ Nguyễn Bính để phủ nhận thơ Hàn Mặc Tử thì cũng tức là không thể nhân danh sự dễ hiểu để phủ nhận những cái ta còn chưa hiểu và chỉ một lúc nào đó mới hiểu, mới thích. Bài học rút ra ở đây; với người làm thơ bên cạnh hướng về sự phổ cập (như Nguyễn Bính) thì hướng về sự siêu thoát (như Hàn Mặc Tử) cũng là cả một hướng đi tốt đẹp. Nó không hứa hẹn sự thành công tức thời nhưng không phải vì thế mà nói là nó thiếu khả năng giúp các nhà thơ gia nhập vào thế giới của các giá trị vĩnh viễn.
Cùng với bộ phim "Những công dân tập thể", ca khúc "Khu nhà cũ" của nhạc sĩ Trương Quý Hải đã được phát trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam từ cuối tháng 6 vừa qua.> Đêm nhạc Trương Quý Hải: Trọn vẹn chữ Tình
Bộ phim được phát sóng vào cuối tháng 6. Nhạc sĩ Trương Quý Hải đảm trách phần nhạc cho phim. Ảnh: S.T.
Nhạc sĩ Trương Quý Hải cho biết, nhạc phẩm này được anh hoàn thành theo đơn đặt hàng của bộ phim.
Bài hát được thai nghén và hoàn thiện trong thời gian gần hai tháng nói về cuộc sống và những kỷ niệm của những khu tập thể cũ đang đổi thay thành chung cư mới. Trong quá trình ấy, dù khu nhà cũ có nhiều vấn đề phát sinh nhưng lại mang biết bao kỷ niệm và vô vàn giá trị quý báu mà không phải chung cư mới nào cũng có được.
Anh Hải tâm sự, vốn từng sống trong những khu tập thể cũ nên bài hát được viết lên từ chính cuộc sống, và là một phần đời không thể thiếu của anh.
Dù đã từng làm nhạc cho rất nhiều phim nhưng lần lên sóng này vẫn để lại cho anh nhiều cảm xúc khác lạ.
"Sau khi bộ phim được công chiếu, rất nhiều người bạn ngày xưa cùng sống trong khu tập thể đã gọi điện để hỏi thăm, chia sẻ và cùng đồng cảm, nhớ lại những kỷ niệm của thời thơ ấu trong khu tập thể xưa, đó là điều khiến tôi vui nhất", anh Hải kể.
Sau khi bộ phim được phát trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam vào thứ 5, 6 hằng tuần, bài hát được nhiều người biết đến hơn. Gần đây nhất trong đêm nhạc Trương Quý Hải diễn ra vào ngày 13/7 vừa qua, bài hát lại được người FPT thể hiện dạt dào cảm xúc thông qua giọng hát của Tô Thanh Hằng (FPT Software).
Những công dân tập thể là bộ phim thuộc đề tài chính luận nhưng khai thác ở khía cạnh đời thường, từ những mảnh ghép nhỏ trong cuộc sống. Cách xây dựng tính cách nhân vật thiên về hài hước, đời thường, tuy nhiên không cố gắng hài hước hóa, vì mỗi nhân vật đều đủ chất liệu và hàm ẩn điều đó.
Bộ phim là những câu chuyện của các nhân vật và hộ gia đình xung quanh khu nhà tập thể. Ảnh: S.T.
Phim xoay quanh cuộc sống của Dương (Kiều Anh), cô gái khá thành công nhưng có cuộc sống bên người chồng Kỉnh (Công Dũng) gia trưởng, tẻ nhạt cho tới ngày cô phát hiện chồng ngoại tình.
Khu tập thể còn những nhân vật đa dạng: Bà Nha (NSND Lan Hương) bác sĩ tuổi xế chiều có cảm tình với ông nhà văn Ngô (NSƯT Trung Anh) hay vợ chồng bà Lạng (NSƯT Minh Hằng) - ông Cân (NSND Quốc Trị) người bán chân gà nướng, người bán cháo lòng sẵn sàng khẩu chiến vì xích mích nhỏ.
Chỉ được viết lên bằng những câu chuyện vụn vặt, rất đời thường quanh khu tập thể nhưng bộ phim đã để lại những dấu ấn rất riêng trong lòng khán giả sau khi phát sóng.
Chúng ta giới thiệu ca khúc "Khu nhà cũ" và trailer bộ phim "Những công dân tập thể".
Ca khúc Khu nhà cũ qua giọng hát Giáo sư Xoay Đinh Tiến Dũng.
Trailer phim "Những công dân tập thể"