thẩm định tài chính dự án đầu tư
thẩm định tài chính dự án đầu tư
Phân tích tài chính là công việc quan trọng giúp đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư về mặt tài chính thông qua nhiều nghiệp vụ chuyên môn khác nhau.
Phân tích tài chính dự án đầu tư là cơ sở để các chủ đầu tư, nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền quyết định xem một dự án có được đầu tư hay không. Nhà phân tích tài chính sẽ xem xét trên nhiều khía cạnh tài chính và nền kinh tế xã hội hiện nay để đánh giá hiệu quả tài chính dự án.
Tính khả thi về tài chính thực sự quan trọng đối với mỗi dự án. Chính vì tầm quan trọng như vậy, đây là công việc bắt buộc đầu tiên trước khi bắt tay vào khởi động các dự án.
Các công việc người làm phân tích tài chính dự án đầu tư bao gồm:
– Xem xét các nhu cầu và đảm bảo về nguồn lực tài chính giúp cho việc thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả. Thông qua các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn mà có thể xác định quy mô đầu tư, cơ cấu của các loại vốn và nguồn tài trợ cho dự án tới từ đâu.
– Từ góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án, người làm phân tích tài chính có thể xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả của hoạt động trong dự án. Tính toán các chi phí sử dụng kể từ khi soạn thảo dự án cho đến khi kết thúc dự án. Qua đó xem xét các lợi ích thu được từ việc thực hiện dự án.
Dựa vào kết quả của quá trình này, chủ đầu tư sẽ đưa ra quyết định có đầu tư vào dự án hay không. Suy cho cùng, bất kì cá nhân, tổ chức nào một khi đã quyết định đầu tư vào dự án đều phải chắc chắn rằng chúng mang lại lợi nhuận hoặc thậm chí là tính toán lợi nhuận cao hơn so với các dự án khác.
Trước tiên chúng ta cần phải xem xét đến mục tiêu của dự án bao gồm: Xem xét mặt tài chính, mục tiêu chúng ta cần đạt được từ dự án chính là mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư.
Tiếp theo đó chính là quy trình của dự án bao gồm: Mục tiêu của nghiên cứu tài chính nhằm giải quyết các vấn đề:
– Xác định chi phí đầu tư, cơ cấu phân bổ của nguồn vốn và cơ cấu vốn tài trợ.
– Tính toán chặt chẽ các khoản thu – chi – lợi nhuận thực tế.
Tổng vốn của dự án (tổng mức đầu tư của dự án) chính là toàn bộ chi phí sử dụng cho một dự án bao gồm các chi phí để xây dựng, chi phí bỏ ra để tạo ra các điều kiện cần thiết giúp dự án hoạt động bình thường theo đúng mục tiêu đã được đề ra với chủ dự án. Chi tiết về các khoản chi phí trên như sau:
Đây chính là các khoản chi phí phát sinh trước khi triển khai dự án. Là khoản chi tiêu sử dụng cần thiết để đảm bảo dự án được triển khai và đi vào hoạt động bình thường. Có thể gọi đây là chi phí nghiên cứu dự án.
Trước khi lập ra một dự án đều cần đến các phân tích tài chính đầu tư, do vậy mà phát sinh ra các khoản chi phí được tính vào phí sử dụng trước đầu tư.
Các chi phí trước đầu tư có khá nhiều như công tác chuẩn bị đầu tư dự án, trả lương cho nhân viên, công nhân trước khi triển dự án hay các chi phí xây dựng lán, nhà tạm cho công, nhân viên hoặc các chi phí quản lý chung của dự án, chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng. Trong đó, quan trọng nhất là chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:
– Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
– Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
– Chi phí thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
– Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm tra thiết kế xây dựng, dự toán công trình
– Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu thi công xây dựng, mua sắm vật tư, thiết bị
– Chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, công tác khảo sát xây dựng
– Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng
Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.
Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tư xây dựng hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ, tính chất dự án đã thực hiện, có sự phân tích, đánh giá để điều chỉnh quy đổi về mặt bằng giá thị trường phù hợp với địa điểm xây dựng, bổ sung những chi phí cần thiết khác của dự án.
Việc thẩm định, phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện đồng thời với việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.
Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau:
Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán. Một số các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản của dự án thường được thẩm định gồm:
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, khoa học các nội dung có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư. Thẩm định tài chính là nội dung tiếp theo trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các nội dung thẩm định trước. Chính vì vậy, tính chính xác trong Thẩm định các nội dung trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư thông qua:
Với mục đích trên, thẩm định tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án đầu tư. Các kết luận chính xác từ nội dung thẩm định tài chính dự án là cơ sở để chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, các định chế tài tài chính ra quyết định tài trợ vốn cho dự án.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi.
IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Dự án được đánh giá đạt hiệu quả tài chính khi IRR >r (chi phí sử dụng vốn của dự án) và ngược lại, dự án sẽ không đạt hiệu quả tài chính khi IRR < r.
IRR còn cho biết mức lãi suất vay cao nhất có thể chấp nhận được trong trường hợp dự án vay vốn để đầu tư cũng như nó phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án đầu tư.
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, còn có thể thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, sản lượng và doanh thu hoà vốn, tỷ số B/C.