Mục Sư Võ Hoàng Phong

Mục Sư Võ Hoàng Phong

Căn số 20, tầng 17, chung cư Pegasuite, đường Tạ Quang Bửu, Phường 6, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh

Căn số 20, tầng 17, chung cư Pegasuite, đường Tạ Quang Bửu, Phường 6, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh

Có bao nhiêu loại hình tổ chức tính dụng theo quy định hiện hành?

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 4 loại hình tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động, bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán theo tài khoản. Ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài các hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngân hàng còn được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính ...

Tổ chức tài chính vi mô là một loại hình chủ yếu thực hiện các hoạt động ngân hàng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cá nhân hay hộ gia đình có mức thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Các câu hỏi liên quan đến Luật sư Ngân hàng

(1). Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình có thế chấp để vay ngân hàng được không?

(2). Chồng dùng sổ hưu trí để vay ngân hàng, sau khi chết vợ có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng không?

(3). Dùng nhà đất để đảm bảo cho công ty của con vay ngân hàng, liệu có bị mất nhà không?

Có thể hiểu, giữa Công ty của con Anh/Chị và Ngân hàng đã tồn tại một Hợp đồng vay tiền, Anh/Chị là bên bảo lảnh cho khoản vay trên, tài sản nhà đất của Anh/Chị đóng vai trò là tài sản được "thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".

Như vậy, về nguyên tắc, nếu Công ty của con Anh/Chị không hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng, thì Ngân hàng hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm là nhà đất để giải quyết khoản nợ. Do đó, khi dùng nhà đất để đảm bảo cho công ty của con vay ngân hàng thì việc mất nhà là có thể xảy ra.

(4). Vợ chồng tôi dùng nhà để đảm bảo cho công ty của con rể vay, công ty của con rể vẫn làm ăn tốt nhưng con rể lại dùng tiền có được để mua tài sản riêng và để bố mẹ đẻ đứng tên. Tôi phải làm gì để khỏi phải mất nhà?

Khi sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của người khác, Anh/Chị trở thành bên bảo lãnh và tài sản của Anh/Chị trở thành tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ vay của công ty con rể. Như vậy, nếu công ty của con rể không thanh toán được nợ với Ngân hàng, Ngân hàng hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm để tất toán khoản vay; Anh/Chị có thể đối diện với nguy cơ mất nhà.

Với tình huống này, Vợ chồng Anh/Chị có thể giải quyết theo hai hướng sau để không phải mất nhà.

Trong tình trạng công ty con rể làm ăn phát đạt, có khả năng để trả nợ thì Anh/Chị có thể đề nghị con rể sắp xếp, giải quyết khoản nợ tại Ngân hàng.

Sau khi giải quyết nợ xong, tài sản bảo đảm là nhà sẽ được giải chấp. Anh/Chị có toàn quyền đối với tài sản của mình.

Trong tình trạng công ty con rể làm ăn phát đạt, có tiền để mua nhiều tài sản thì Anh/Chị có thể đề nghị con rể tiến hành thay đổi tài sản thế chấp khác.

Để tiến hành việc này, cần có sự đồng ý và phối hợp từ Ngân hàng. Anh/Chị cũng cần trao đổi với Ngân hàng trước khi tiến hành.

Tìm Luật sư Ngân hàng ở đâu?

Văn phòng Luật sư Phong & Partners tự hào là Văn phòng Luật sư uy tín và chuyên nghiệp tại khu vực Miền Trung nói riêng và các tỉnh thành khác trên cả nước nói chung. Phong & Partners cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng. Với kim chỉ nam “Lấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng làm thước đo thành công”, hoạt động vì triết lý “Tôn công lý – Trọng thiện chí”, Dịch vụ Luật sư ngân hàng tại Phong & Partners luôn làm việc với tâm huyết, đam mê, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng. Phong & Partners là một trong những lựa chọn đáng tin cậy cho Quý khách hàng bởi:

Cơ quan nào giải quyết tranh chấp ngân hàng?

Trong trường hợp tranh chấp ngân hàng, các bên tranh chấp có thể lựa chọn cơ quan gỉai quyết phù hợp với tình huống của ngân hàng. Các cơ quan chính để giải quyết tranh chấp ngân hàng bao gồm:

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau:

Trong cả hai trường hợp trên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm:

Như vậy, khi thuộc trong các trường hợp trên, tranh chấp ngân hàng sẽ được giải quyết tại Trọng tài thương mại. Lưu ý thêm, tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Tiêu chí lựa chọn luật sư ngân hàng là gì?

Hiện nay, hoạt động ngân hàng ngày càng diễn ra sôi động và phát triển nhanh chóng, chính vì vậy những vấn đề phát sinh cũng theo đó mà ngày càng tăng. Từ đó nhu cầu tư vấn pháp luật trở nên vô cùng cần thiết đối với cả các ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia giao dịch với ngân hàng. Trong thế giới pháp lý phức tạp của ngành ngân hàng, khi đối mặt với các vấn đề pháp lý, ngân hàng hay cá nhân, doanh nghiệp đều cần sự hỗ trợ từ một chuyên gia có hiểu biết sâu về lĩnh vực này. Việc lựa chọn một Luật sư ngân hàng phù hợp, đáng tin cậy và có kinh nghiệm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn Luật sư ngân hàng.

Một Luật sư để hỗ trợ cho ngành nghề đặc biệt như ngân hàng cần phải bảo mật tuyệt đối thông tin của ngân hàng lẫn khách hàng của họ.

Kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật là cơ sở để Luật sư hành nghề, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và có tính chuyên nghiệp cao. Luật sư đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính sẽ có hiểu biết sâu về các quy định, quyền lợi và trách nhiệm pháp lý liên quan.

Luật sư có kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp để đạt được kết quả tốt nhất cho các tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng. Họ có thể tương tác với bên khách hàng của ngân hàng, đưa ra lời đề nghị, thỏa thuận và điều khoản để đạt được sự thoả thuận mà cả hai bên đều hài lòng.

Luật sư ngân hàng nên có khả năng ứng biến linh hoạt trong các tình huống tranh chấp bởi đây là ngành có tính đặc thù cần phải xử lý nhanh chóng. Thời gian là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng và việc đáp ứng kịp thời có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và tác động tiêu cực đến khách hàng.

Với vụ việc tính chất phức tạp, có một lượng lớn hồ sơ thì yêu cầu cần phải có kỹ năng phân tích tốt, sau đó tổng hợp thông tin để có thể nắm bắt được tổng quan sự việc và đưa ra những quyết định chính xác có lợi cho thân chủ.

Phải có đội ngũ quy mô để có thể phối hợp, hỗ trợ nhau một cách tốt nhất, từ đó đưa ra phương án tối ưu cho ngân hàng.