Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng môi trường sinh thái tự nhiên có giá trị, nơi đây luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách gần xa. Đặc biệt, Tam Cốc Ninh Bình là một trong những nơi ấn tượng bậc nhất tại đây. Cùng khám phá điểm tham quan này trong bài viết dưới đây của Tico Travel nhé!
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng môi trường sinh thái tự nhiên có giá trị, nơi đây luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách gần xa. Đặc biệt, Tam Cốc Ninh Bình là một trong những nơi ấn tượng bậc nhất tại đây. Cùng khám phá điểm tham quan này trong bài viết dưới đây của Tico Travel nhé!
Ninh Bình nằm trong khu vực cận nhiệt đới ẩm với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình 23,5 độ C. Nơi đây có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông; với đặc trưng mùa đông khô lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình của MoMo, 2 thời điểm đẹp nhất trong năm để tham quan là lập xuân và đầu hè.
Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình của MoMo, 2 thời điểm đẹp nhất trong năm để tham quan là lập xuân và đầu hè (Nguồn: @justin_the_mind)
Thời điểm lập xuân: Từ tháng 1 đến tháng 3, Ninh Bình sẽ chiều chuộng du khách với khí hậu mát mẻ, không quá lạnh, mưa ít, thuận tiện cho các hoạt động tham quan, ngắm cảnh. Thời điểm này cũng rất lý tưởng cho việc du xuân với các hoạt động du lịch tâm linh như thăm chùa Bái Đính, Tràng An, nhà thờ Đá.
Thời điểm vào hè: Trong tháng 4 đến tháng 6, thời tiết Ninh Bình thường khá mát mẻ, dễ chịu, không lạnh mà cũng chẳng quá nắng nóng. Vào hè là thời điểm cho quang cảnh thoáng đãng, thực vật sinh trưởng tốt nên bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp đồng lúa chín vàng ở Tam Cốc hoặc hệ sinh thái đa dạng của rừng Cúc Phương, Với ánh nắng chan hòa sẽ là cơ hội cho bạn những bức ảnh đẹp và nghệ thuật đó nha.
Nếu bạn có kế hoạch đi vào mùa đông, kinh nghiệm du lịch Ninh Bình của Ví MoMo khuyên bạn nên tham khảo dự báo thời tiết trước khi đi nhé. Mùa đông ở Ninh Bình có khí hậu lạnh, rét đậm, rét hại sẽ dễ làm bạn bị cảm. Hãy chuẩn bị quần áo ấm nếu bạn đi vào thời điểm này.
Tam Cốc tọa lạc ở Ngũ Nhạc Sơn, thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, cách trung tâm thành phố khoảng 7km, cách thủ đô Hà Nội chỉ 100km về hướng Nam nên việc di chuyển của du khách cũng không gặp quá nhiều khó khăn.
Quý khách từ các tỉnh thành trên cả nước có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm Ninh Bình bằng các phương tiện phổ biến: máy bay, xe khách, tàu hỏa.
Trong đó, máy bay hay tàu hỏa là phương án thích hợp cho những du khách miền trong. Khi đó, bạn cần đặt vé đến sân bay Nội Bài hoặc ga Ninh Bình, từ đây mới tiếp tục di chuyển về mảnh đất cố đô.
Quý khách có thể bắt chuyến bus Ninh Bình Tam Cốc để tiết kiệm được chi phí di chuyển. Tuy nhiên việc này khá mất thời gian và không thích hợp với những khách có sức khỏe yếu. Bạn nên bắt xe khách để thuận tiện cho hành trình, đồng thời cũng có cơ hội ngắm nhìn cảnh vật trên quãng đường đi.
Nếu di chuyển bằng xe máy, quý khách lưu ý đi theo lộ trình Hà Nội – QL1A cũ – Ninh Bình, hướng Ninh Bình Thanh Hóa, tránh đi sang phía Nam Định – Thái Bình nhé.
Với nhiều địa điểm, danh thắng để khám phá, thì tour du lịch Ninh Bình của bạn nên lên kế hoạch tham quan 1 số địa điểm gần nhau. Nếu bạn đi du lịch tự túc, bạn có thể đi chuỗi địa danh Tràng An – Bái Đính – Hoa Lư hoặc Nhà thờ Phát Diệm – Tràng An – Bái Đính. Để tiết kiệm thời gian tham quan hết các địa điểm này, mời bạn cùng Ví MoMo tham khảo lịch trình du lịch Ninh Bình 2 ngày 1 đêm như sau:
Ngày 1 - Phát Diệm – Động Thiên Hà
Buổi sáng: Tham quan nhà thờ Phát Diệm
Buổi chiều tối: tham quan Động Thiên Hà
Buổi sáng: Khu du lịch Tràng An, cố đô Hoa Lư
Với một chuyến du lịch Ninh Bình trong 2 ngày 1 đêm thì ước tính chi phí sẽ sẽ dao động trong khoảng 1.700.000 - 2.000.000 VND/ người; bao gồm: chi phí đi lại (thuê xe, taxi, thuyền đò tham quan,...), chi phí ăn uống, tiền khách sạn, vé tham quan và một số khoản chi phí cá nhân. Chi phí sẽ tăng lên tùy vào lựa chọn thời gian, nơi ở của bạn nhé.
Ninh Bình là nơi có nhiều đặc sản nổi tiếng với hương vị độc đáo và rất riêng. Nếu bạn lên kế hoạch du lịch Ninh Bình tự túc, hãy sẵn sàng danh sách các món ăn phải thử như: dê núi Ninh Bình, ốc núi Ninh Bình, cơm cháy, cá rô Tống Trường, miến lươn… Đừng bỏ lỡ các món ngon này nhé vì bạn sẽ không thể kiếm được hương vị đặc trưng này ở nơi nào khác đâu.
Mùa xuân và hè là 2 mùa đẹp và phù hợp nhất cho chuyến vi vu Ninh Bình. Tháng 1-3 là khi tiết trời vào xuân, thời tiết mát mẻ, không quá lạnh. Tháng 4 - 6 là khi Ninh Bình bước vào mùa lúa chín duy nhất trong năm, kết hợp thời tiết dễ chịu, ấm áp chiều lòng những chuyến tham quan, ngắm cảnh.
Với kinh nghiệm du lịch Ninh Bình chi tiết như trên, Ví MoMo hy vọng bạn đã lên được kế hoạch và sẵn sàng cho chuyến đi của mình rồi. Đừng quên đặt vé máy bay, tàu xe, cũng như khách sạn với Ví MoMo để nhận hàng ngàn ưu đãi, tiết kiệm chi phí cho chuyến đi bạn nhé.
Ads Id:38 -> Bùng nổ deal bay, sẵn sàng “Giải phóng - xõa bung nóc” cùng MoMo!
(BNP) - Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết Nguyên đán là lễ tết quan trọng nhất của người Việt, đây là dịp để mọi người hướng về nguồn cội, đoàn tụ sum vầy, nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Tết cũng là cơ hội để lắng tụ, kết tinh, lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời mà cha ông đã truyền lại. Một trong những nét đẹp văn hóa rất đáng quý của người Việt đó là đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới.
Những ngày đầu Xuân năm mới, các chị em lại xúng xính áo dài nô nức đi lễ chúa, xin lộc đầu năm.
Lễ chùa đầu năm từ bao đời nay đã trở thành phong tục tập quán đẹp của người Việt Nam. Hàng năm, những ngày đầu xuân, người người nhà nhà sắm sửa lễ lạt mang lên chùa với mong ước một năm được thuận buồm xuôi gió, gia đạo an khang, hòa thuận. Đa số người Việt Nam theo Đạo Phật. Thành tâm cầu nguyện mong được ban phước lành.
Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, rất nhiều gia đình tổ chức đến chùa thắp hương đầu năm mới để cầu an, cầu tài, cầu lộc. Lúc này, khung cảnh tĩnh mịch, thanh đạm của các ngôi chùa, sân đình bỗng trở nên đông đúc, chùa rực sáng ánh đèn, nến, vào sâu bên trong, hương khói nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ.
Đến với chốn tâm linh, người dân thường cầu mong một năm mới bình an, mạnh khoẻ và đất nước hưng thịnh, thái bình.
Bất cứ ở đâu, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, đơn sơ hoặc khang trang, bề thế từ nơi thôn quê đến chốn thị thành. Hình ảnh mái chùa có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm thức của người Việt. Việc lễ chùa đầu năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đã có từ lâu đời của người Việt, giúp cho con người biết hướng thiện, bao dung, độ lượng hơn; có cảm giác như mình được che chở, bảo vệ khi trao gửi lòng thành và sự khẩn cầu vào đức Phật...
Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, gác lại phía sau mọi lo toan của cuộc sống mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình; người đi tìm cảm được thư thái, an yên và hướng đến khát vọng một năm mới an lành, bình yên, tốt đẹp.
Tục lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân đất Việt lưu giữ từ bao đời nay.
Người dân Việt Nam đi chùa còn để xin chữ đầu năm hay những câu đối có ý nghĩa để đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất, cầu nguyện thành đạt cho cuộc sống và học hành thi cử cho con cái. Đặc biệt, tiếng chuông chùa ngân vang giữa đất trời, khói nhang quyện tỏa, màu sắc đèn hoa và những nụ cười nơi cửa Phật... tất cả đã tạo nên không khí yên bình, tâm hồn thanh tịnh.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ từ bao đời nay. Những giáo lý tốt đẹp của đạo Phật đã hòa quyện vào đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Đây là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và bình an, là việc làm ý nghĩa không thể thiếu để hướng con người tới giá trị chân - thiện - mỹ.